Sau khi trở về Bắc Kinh, hàng ngày Mã Lệ đều gọi điện cho Nguyệt. Một tuần sau khi đến thăm Nguyệt, Mã Lệ đã nhận được một tin nhắn bất ngờ: đó là bức hình Nguyệt đang đứng trước xe lăn mà không cần ai giúp. Cô bé mặc chiếc váy đỏ và trông rất hạnh phúc. Kèm theo bức hình và dòng chữ: 'Chị thân yêu, em có thể đứng lên được rồi!'.
Mã Lệ cảm động quá và người phụ nữ chưa từng nhỏ lệ trước công chúng đã khóc thổn thức khi trên đường đến các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất ở Hong Kong để biểu diễn từ thiện.
"Tôi thấy mừng cho bé Nguyệt quá. Vấn đề không phải là mai này bé có thể múa không. Điều quan trọng nhất là bé có thái độ lạc quan trước cuộc sống. Bị tàn tật không phải là điều kinh khủng bởi vì chúng ta vẫn có thể sống cuộc sống tuyệt vời, miễn là chúng ta không từ bỏ chính mình" - Mã Lệ tâm sự.
Mã Lệ cảm động quá và người phụ nữ chưa từng nhỏ lệ trước công chúng đã khóc thổn thức khi trên đường đến các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất ở Hong Kong để biểu diễn từ thiện.
"Tôi thấy mừng cho bé Nguyệt quá. Vấn đề không phải là mai này bé có thể múa không. Điều quan trọng nhất là bé có thái độ lạc quan trước cuộc sống. Bị tàn tật không phải là điều kinh khủng bởi vì chúng ta vẫn có thể sống cuộc sống tuyệt vời, miễn là chúng ta không từ bỏ chính mình" - Mã Lệ tâm sự.
Mất một tay, vẫn tự lập trong cuộc sống
Khi mới 12 tuổi, Mã Lệ đã say mê môn múa và sau đó đăng ký học múa ở một trường nghệ thuật ở Trú Mã Điếm (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Một diễn viên múa đã sớm nhận ra tài năng của Mã Lệ và dạy cô tập múa. Năm 1995, Mã Lệ gia nhập đoàn múa hát Thanh Đào.
Một năm sau, cô gái 19 tuổi trở lại Hà Nam trong kỳ nghỉ và không may bị tai nạn nặng. Mất cánh tay phải khiến Mã Lệ gặp vô số thách thức. Cô thường xuyên khóc thổn thức và không chịu điều trị cho đến một ngày bác sĩ nói rằng cô có thể được ghép cánh tay và có thể múa trở lại.
'Đến giờ, tôi biết những gì bác sĩ nói là điều không thể. Nhưng vào lúc đó, tôi đã tin điều đó vì nó đã giúp tôi nhen lên hy vọng và đưa tôi qua thời kỳ đen tối nhất' - Mã Lệ kể lại.
Sau khi ra viện, Mã Lệ gặp rất nhiều khó khăn khi phải học lại mọi thứ vì giờ cô chỉ còn tay trái. Mã Lệ mất gần nửa năm để quen với việc dùng tay trái. Cô quyết định làm mọi việc cho mình mà không dựa vào bố mẹ. Mã Lệ làm rất nhiều nghề, từ việc bán quần áo và trái cây đến mở hiệu sách riêng. Năm 2000, cô trở nên nổi tiếng ở quê hương khi một tờ báo đăng bài viết về cô.
Một năm sau, Mã Lệ được mời tham gia Festival Sân khấu Quốc gia lần thứ 5 dành cho người khuyết tật. Cô rất muốn trở lại sân khấu nhưng lại sợ phải phô ra sự tàn tật của mình trước mọi người.
Để giúp Mã Lệ vượt qua nỗi lo lắng, nhà tổ chức festival đã mời cô đến dự một hội diễn của người khuyết tật. Cô nhận ra những người này không chỉ biểu diễn mà họ còn đang bày tỏ những cảm xúc từ sâu thẳm con tim.
Qua một tháng luyện tập, Mã Lệ lại là diễn viên múa sau 6 năm xa rời sân khấu. Giữ thăng bằng khi chỉ còn một tay rất khó và Mã Lệ phải đứng tập trước gương suốt ngày đêm và bị thương nhiều lần. Và điệu múa Con gái của Hoàng Hà mà Mã Lệ là diễn viên múa chính đã giành giải nhất tại festival năm đó.
Kể từ khi ấy, Mã Lệ chỉ nhìn về phía trước đế tiến lên. Sáu năm trước đây, cô chuyển đến sống ở Bắc Kinh và lập công ty văn hóa riêng năm 2006. Giờ đây, Mã Lệ đi khắp nước Trung Quốc biểu diễn cho đông đảo khán giả, trong đó một nửa số buổi biểu diễn là vì mục đích từ thiện. Mới đây, cô đã làm album đầu tiên và dự định làm phim về chuyện đời mình. 'Tôi chỉ muốn chứng tỏ rằng tôi có thể làm mọi thứ' - Mã Lệ giải thích.