Tại sao lại chỉ trích ông Miura?
Thật lạ khi U23 Việt Nam thua Nhật Bản với một thế trận khiến đối thủ toát mồ hôi, vậy mà thầy trò HLV Miura lại phải đón nhận những chỉ trích từ dư luận.
Đá thế nào khi gặp Nhật Bản?
Trả lời phỏng vấn một tờ báo, HLV Nguyễn Hữu Thắng cho rằng việc ông Miura sử dụng chiến thuật 5-4-1 là chiến thuật mà chỉ thời cổ đại mới sử dụng và bóng đá thế giới không còn tồn tại kiểu chiến thuật này nữa.
Theo cựu HLV của CLB SLNA thì cách đá lùi quá sâu phần sân nhà của ông Miura sẽ khiến đội tuyển chỉ biết “giơ mặt chịu đấm” cho đối thủ, và chính vì cách đá như thế sẽ không giúp bóng đá tiến bộ.
HLV Miura bị chỉ trích vì lối đá tử thủ trước U23 Nhật Bản.
Không chỉ ông Thắng mà nhiều nhà cầm quân trong nước cũng phản đối lối đá thiên về phòng ngự mà ông Miura thực hiện khi đối đầu với Nhật Bản. Nhưng dường như chính bản thân ông Thắng cũng quên rằng, lối đá sở trường mà ông áp dụng cho SLNA cũng là phòng ngự - phản công. Thậm chí, có thời gian dài, đội bóng xứ Nghệ được gắn cái mác của thứ bóng đá xấu xí.
Trở lại vấn đề đá như thế nào khi gặp Nhật Bản, thì quả thực ngay cả ở khu vực châu Á, những nền bóng đá cao hơn Việt Nam như Iran, Trung Quốc, Iraq… trong mỗi cuộc đối đầu với Nhật Bản thì đều phải chọn lối chơi phòng ngự - phản công. Sức mạnh lớn nhất của Nhật Bản chính là lối chơi tấn công đẹp mắt đã trở thành thương hiệu. Chưa bàn đến một sự chênh lệch đẳng cấp quá lớn giữa Nhật và Việt Nam thì rõ ràng từ điểm mạnh và điểm yếu giữa hai bên trước cuộc đấu, chơi phòng thủ là cách lựa chọn duy nhất.
Đấy là chưa kể, mục tiêu quan trọng của U23 Việt Nam là giành được ngôi nhì bảng có hiệu số phụ cao. Vì vậy, làm thế nào để thua ít trước Nhật, lại giữ được sức lực nhằm “hủy diệt” Macau ở trận cuối cùng mới là cách tính vẹn toàn. Và ở đây, ông Miura đã thành công với chiến thuật của mình. U23 Việt Nam vẫn có những Văn Toàn, Tuấn Anh, Thanh Bình… đảm bảo thể lực sung mãn nhất cho trận đấu với Macau, và chúng ta cũng không để thua Nhật đậm như các cuộc gặp gỡ giữa 2 đội trước đây.
U23 không phải U19
Có nhiều ý kiến đem các cuộc đối đầu giữa U19 Việt Nam với U19 Nhật Bản ra để so sánh, khi trong 4 lần gặp nhau năm ngoái, dù U19 Việt Nam thất bại, thậm chí với tỷ số rất đậm (0-7) nhưng vẫn kiểm soát được nhiều bóng và dám tấn công.
Nhưng cần phải hiểu rằng, đa phần các cầu thủ U19 Nhật Bản đều chưa thi đấu chuyên nghiệp ở các CLB J.League. Ngoài ra, chính U19 Nhật Bản cũng không được đánh giá cao ở châu Á, với việc bị loại ngay từ vòng bảng và HLV trưởng bị sa thải ngay sau đó.
U23 Nhật Bản là đội bóng hoàn toàn khác, khi đa phần thi đấu ở J.League 1, thậm chí có những cầu thủ đang tỏa sáng ở châu Âu. Tất cả những cầu thủ thi đấu trong trận gặp Việt Nam đều góp mặt ở Hàn Quốc tại Asian Games năm ngoái. Tại giải đấu đó, Nhật Bản chỉ bị thua đội chủ nhà ở tứ kết, với tỷ số 0-1 trong trận đấu mà Hàn Quốc chơi phòng thủ gần như suốt trận. Trong đội U23 Nhật Bản chỉ có duy nhất 1 cầu thủ khoác áo U19 là Takumi, ngôi sao sáng nhất của U19 được đôn lên.
admicro.vn
Thật lạ khi U23 Việt Nam thua Nhật Bản với một thế trận khiến đối thủ toát mồ hôi, vậy mà thầy trò HLV Miura lại phải đón nhận những chỉ trích từ dư luận.
Đá thế nào khi gặp Nhật Bản?
Trả lời phỏng vấn một tờ báo, HLV Nguyễn Hữu Thắng cho rằng việc ông Miura sử dụng chiến thuật 5-4-1 là chiến thuật mà chỉ thời cổ đại mới sử dụng và bóng đá thế giới không còn tồn tại kiểu chiến thuật này nữa.
Theo cựu HLV của CLB SLNA thì cách đá lùi quá sâu phần sân nhà của ông Miura sẽ khiến đội tuyển chỉ biết “giơ mặt chịu đấm” cho đối thủ, và chính vì cách đá như thế sẽ không giúp bóng đá tiến bộ.
HLV Miura bị chỉ trích vì lối đá tử thủ trước U23 Nhật Bản.
Không chỉ ông Thắng mà nhiều nhà cầm quân trong nước cũng phản đối lối đá thiên về phòng ngự mà ông Miura thực hiện khi đối đầu với Nhật Bản. Nhưng dường như chính bản thân ông Thắng cũng quên rằng, lối đá sở trường mà ông áp dụng cho SLNA cũng là phòng ngự - phản công. Thậm chí, có thời gian dài, đội bóng xứ Nghệ được gắn cái mác của thứ bóng đá xấu xí.
Trở lại vấn đề đá như thế nào khi gặp Nhật Bản, thì quả thực ngay cả ở khu vực châu Á, những nền bóng đá cao hơn Việt Nam như Iran, Trung Quốc, Iraq… trong mỗi cuộc đối đầu với Nhật Bản thì đều phải chọn lối chơi phòng ngự - phản công. Sức mạnh lớn nhất của Nhật Bản chính là lối chơi tấn công đẹp mắt đã trở thành thương hiệu. Chưa bàn đến một sự chênh lệch đẳng cấp quá lớn giữa Nhật và Việt Nam thì rõ ràng từ điểm mạnh và điểm yếu giữa hai bên trước cuộc đấu, chơi phòng thủ là cách lựa chọn duy nhất.
Đấy là chưa kể, mục tiêu quan trọng của U23 Việt Nam là giành được ngôi nhì bảng có hiệu số phụ cao. Vì vậy, làm thế nào để thua ít trước Nhật, lại giữ được sức lực nhằm “hủy diệt” Macau ở trận cuối cùng mới là cách tính vẹn toàn. Và ở đây, ông Miura đã thành công với chiến thuật của mình. U23 Việt Nam vẫn có những Văn Toàn, Tuấn Anh, Thanh Bình… đảm bảo thể lực sung mãn nhất cho trận đấu với Macau, và chúng ta cũng không để thua Nhật đậm như các cuộc gặp gỡ giữa 2 đội trước đây.
U23 không phải U19
Có nhiều ý kiến đem các cuộc đối đầu giữa U19 Việt Nam với U19 Nhật Bản ra để so sánh, khi trong 4 lần gặp nhau năm ngoái, dù U19 Việt Nam thất bại, thậm chí với tỷ số rất đậm (0-7) nhưng vẫn kiểm soát được nhiều bóng và dám tấn công.
Nhưng cần phải hiểu rằng, đa phần các cầu thủ U19 Nhật Bản đều chưa thi đấu chuyên nghiệp ở các CLB J.League. Ngoài ra, chính U19 Nhật Bản cũng không được đánh giá cao ở châu Á, với việc bị loại ngay từ vòng bảng và HLV trưởng bị sa thải ngay sau đó.
U23 Nhật Bản là đội bóng hoàn toàn khác, khi đa phần thi đấu ở J.League 1, thậm chí có những cầu thủ đang tỏa sáng ở châu Âu. Tất cả những cầu thủ thi đấu trong trận gặp Việt Nam đều góp mặt ở Hàn Quốc tại Asian Games năm ngoái. Tại giải đấu đó, Nhật Bản chỉ bị thua đội chủ nhà ở tứ kết, với tỷ số 0-1 trong trận đấu mà Hàn Quốc chơi phòng thủ gần như suốt trận. Trong đội U23 Nhật Bản chỉ có duy nhất 1 cầu thủ khoác áo U19 là Takumi, ngôi sao sáng nhất của U19 được đôn lên.
admicro.vn