Để giữ cho vùng kín sạch sẽ, thơm tho, giảm mùi khó chịu, chị em phải hiểu rõ và chăm sóc tốt.
Nên rửa âm đạo bằng nước ấm và không mùi, có thể dùng thêm dung dịch vệ sinh có tính chất dịu nhẹ và diệt được vi khuẩn gây hại.
Giữ vùng kín luôn khô ráo thoáng mát. Việc mặc quần lót quá chật hoặc làm từ chất liệu không thấm hút sẽ làm cho vùng kín luôn trong tình trạng bị bó chặt, ẩm ướt từ đó dẫn đến việc hình thành mùi hơi. Một lời khuyên là bạn nên chọn những loại quần lót vừa vặn và làm bằng chất liệu cotton thấm hút tốt để vùng kín luôn khô thoáng.
Đặc biệt, không nên tự ý thụt rửa, để phòng mắc các bệnh viêm nhiễm. Không nên dùng xà bông, sữa tắm hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Đây là sai lầm lớn rất thường gặp ở các chị em phụ nữ.
Vệ sinh sạch sẽ trong thời gian "đèn đỏ". Trong thời gian "đèn đỏ" các chị em thật chú ý vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, những ngày ra nhiều huyết trắng, việc vệ sinh sạch sẽ và giữ cho vùng kín khô thoàng cũng sẽ giúp "vùng kín" không có mùi hôi.
Sử dụng miếng lót vệ sinh hàng ngày. Những miếng lót vệ sinh hàng ngày có chức năng kháng khuẩn tốt, giúp ngăn chặn các vi khuẩn có hại xâm nhập vào vùng kín gây nhiễm khuẩn. tuy nhiên bạn cũng phải luu ý thay miếng lót này trong khoảng thời gian từ 4-6 tiếng/ lần. Vật dụng này thường dành cho những người thường xuyên bận rộn với công việc và ít quan tâm đến vùng kín.
Uống nước ép việt quất hoặc nước ép dứa. Đây là những loại nước trái cây tự nhiên giúp cân bằng vi khuẩn đường tiết niệu. Nếu bạn có nước tiểu nặng mùi thì việc uống một ly nước ép nam việt quất, hoặc nước ép dứa mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình hình.
Ăn nhiều sữa chua. Sữa chua không chỉ làm đẹp da mà còn khiến cho bạn giữ được âm đạo khỏe mạnh, lý do vì trong sữa chua có chứa những chất khiến cho bạn giữ lại được sự cân bằng giữa các vi khuẩn trong âm đạo. Nhờ đó, bạn sẽ có một vùng tam giác mật sạch sẽ và an toàn.
Không quan hệ tình dục bằng miệng. Luôn tránh quan hệ tình dục bằng miệng vì nó có thể khiến âm đạo của bạn bị viêm nhiễm và mắc các bệnh tật khó chịu.
Khử mùi bằng tinh dầu thảo dược. Các tinh dầu thảo dược như trà xanh, oải hương, bạc hà, thông, tinh dầu vỏ cam, quýt… có thể làm giảm độ pH, tăng tính axít của da. Đồng thời, nó không chỉ giúp diệt khuẩn, chống lại các vi khuẩn gây mùi trên cơ thể, mà còn tạo ra hương thơm rất dễ chịu, nhẹ nhàng.
Khám phụ khoa thường xuyên. Nếu bạn đã chăm sóc và vệ sinh vùng kín kĩ lưỡng hang ngày mà vẫn còn mùi thì bạn nên tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết tốt nhất.
Nếu bạn thấy "vùng kín" có mùi hôi kèm theo biểu hiện ngứa, dịch âm đạo có màu lạ (vàng, xanh), kèm theo mẩn đỏ... thì đó có thể là dấu hiệu viêm nhiễm, bạn cần đi khám để được điều trị kịp thời. Một lời khuyên là bạn cũng nên thường xuyên đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để đảm bảo vùng kín luôn khỏe mạnh.
Nên rửa âm đạo bằng nước ấm và không mùi, có thể dùng thêm dung dịch vệ sinh có tính chất dịu nhẹ và diệt được vi khuẩn gây hại.
Giữ vùng kín luôn khô ráo thoáng mát. Việc mặc quần lót quá chật hoặc làm từ chất liệu không thấm hút sẽ làm cho vùng kín luôn trong tình trạng bị bó chặt, ẩm ướt từ đó dẫn đến việc hình thành mùi hơi. Một lời khuyên là bạn nên chọn những loại quần lót vừa vặn và làm bằng chất liệu cotton thấm hút tốt để vùng kín luôn khô thoáng.
Đặc biệt, không nên tự ý thụt rửa, để phòng mắc các bệnh viêm nhiễm. Không nên dùng xà bông, sữa tắm hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Đây là sai lầm lớn rất thường gặp ở các chị em phụ nữ.
Vệ sinh sạch sẽ trong thời gian "đèn đỏ". Trong thời gian "đèn đỏ" các chị em thật chú ý vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, những ngày ra nhiều huyết trắng, việc vệ sinh sạch sẽ và giữ cho vùng kín khô thoàng cũng sẽ giúp "vùng kín" không có mùi hôi.
Sử dụng miếng lót vệ sinh hàng ngày. Những miếng lót vệ sinh hàng ngày có chức năng kháng khuẩn tốt, giúp ngăn chặn các vi khuẩn có hại xâm nhập vào vùng kín gây nhiễm khuẩn. tuy nhiên bạn cũng phải luu ý thay miếng lót này trong khoảng thời gian từ 4-6 tiếng/ lần. Vật dụng này thường dành cho những người thường xuyên bận rộn với công việc và ít quan tâm đến vùng kín.
Uống nước ép việt quất hoặc nước ép dứa. Đây là những loại nước trái cây tự nhiên giúp cân bằng vi khuẩn đường tiết niệu. Nếu bạn có nước tiểu nặng mùi thì việc uống một ly nước ép nam việt quất, hoặc nước ép dứa mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình hình.
Ăn nhiều sữa chua. Sữa chua không chỉ làm đẹp da mà còn khiến cho bạn giữ được âm đạo khỏe mạnh, lý do vì trong sữa chua có chứa những chất khiến cho bạn giữ lại được sự cân bằng giữa các vi khuẩn trong âm đạo. Nhờ đó, bạn sẽ có một vùng tam giác mật sạch sẽ và an toàn.
Không quan hệ tình dục bằng miệng. Luôn tránh quan hệ tình dục bằng miệng vì nó có thể khiến âm đạo của bạn bị viêm nhiễm và mắc các bệnh tật khó chịu.
Khử mùi bằng tinh dầu thảo dược. Các tinh dầu thảo dược như trà xanh, oải hương, bạc hà, thông, tinh dầu vỏ cam, quýt… có thể làm giảm độ pH, tăng tính axít của da. Đồng thời, nó không chỉ giúp diệt khuẩn, chống lại các vi khuẩn gây mùi trên cơ thể, mà còn tạo ra hương thơm rất dễ chịu, nhẹ nhàng.
Khám phụ khoa thường xuyên. Nếu bạn đã chăm sóc và vệ sinh vùng kín kĩ lưỡng hang ngày mà vẫn còn mùi thì bạn nên tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết tốt nhất.
Nếu bạn thấy "vùng kín" có mùi hôi kèm theo biểu hiện ngứa, dịch âm đạo có màu lạ (vàng, xanh), kèm theo mẩn đỏ... thì đó có thể là dấu hiệu viêm nhiễm, bạn cần đi khám để được điều trị kịp thời. Một lời khuyên là bạn cũng nên thường xuyên đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để đảm bảo vùng kín luôn khỏe mạnh.
Theo Linh Chi/Báo Kiến Thức