“Trưa mai mẹ để con nấu ăn cho mẹ nhé. Chuyện nhỏ này con thừa sức làm. Mẹ cứ đi làm đi, trưa mẹ về nhà là xong hết”.
Lần đầu tiên nghe cậu con trai 13 tuổi khẳng khái tuyên bố, chị Thanh rất mừng về con. Tuy nhiên chị vẫn lo lắng bởi từ trước tới nay con chị chỉ biết nấu nước, cắm nồi cơm điện và chưa bao giờ nấu thức ăn thay mẹ.
Nghe con nói vậy, chị cũng muốn để con có cơ hội thử sức xem sao. Hôm sau chị dậy sớm đi chợ, mua những đồ tươi sống và dặn con chế biến. Cậu con trai phấn khởi, mẹ vừa rời khỏi nhà cậu đã bắt tay vào chuẩn bị bữa ăn trưa “thịnh soạn” do chính tay mình làm. Khi chị Thanh đi làm về, rất ngạc nhiên là cơm nước con trai đã chuẩn bị sẵn sàng. Con trai hí hửng khoe với mẹ và muốn mẹ nếm thử xem sao. Chị thưởng thức những món ăn con trai nấu thì đúng là cơm “dở sống dở chín”, thịt kho thì nhạt, canh thì mặn. Thấy vậy, chị không trách mà động viên con: “Con nấu thế là tốt rồi. Lần sau mẹ hướng dẫn con sẽ làm ngon hơn”. Con chị ngạo nghễ: “Mẹ thấy tay nghề nấu nướng của con có ngang tầm đầu bếp giỏi chưa ạ?”.
Lứa tuổi thiếu niên có bước phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lý, tuy nhiên lại xuất hiện nhiều mâu thuẫn nội tâm, đặc biệt giữa khả năng và hiện thực. Khi muốn được đối xử như người lớn, các em luôn muốn khẳng định mình, nhất là đối với người thân và bạn bè. Tuy nhiên, biểu hiện thường thấy là các em thường có tâm lý “phóng đại” năng lực, thường đánh giá cao hơn khả năng của mình. Điều này biểu hiện dưới dạng “đơn giản hóa” trước việc làm hằng ngày cũng như trong một số việc thất bại. Song, người lớn lại không hiểu được điều này nên họ thường nhìn vào thất bại, ít khi coi trọng những thành công của trẻ dù là rất nhỏ, vì thế một số cha mẹ mắng nhiếc con... Điều đó lại khiến con trẻ tổn thương.
Do vậy, để lứa tuổi này phát triển một cách tự nhiên, đảm bảo cho quá trình phát triển tích cực, các bậc phụ huynh cần chú ý một số điểm sau đây:
- Tôn trọng sự phát triển: Cha mẹ nên hiểu tuổi vị thành niên có sự biến đổi rất mạnh mẽ cả về tâm sinh lý, luôn xuất hiện nhiều mâu thuẫn với chính bản thân. Tâm lý thích được khẳng định, được mọi người thừa nhận, thích phóng đại sự việc mà nhất là phóng đại thành tích, trong khi đó khả năng của trẻ là có hạn. Do vậy, phụ huynh nên xem sự phát triển đó là bình thường, việc phóng đại hay quá đề cao cái tôi sẽ dừng lại khi trẻ từng bước rút ra được kinh nghiệm, bài học khi có sự nhận xét, đánh giá của người lớn.
- Thừa nhận khuyết điểm: Không muốn người khác coi thường nên lúc nào trẻ cũng đề cao bản thân và ít khi phủ định thành quả của mình. Do vậy, cha mẹ nên hết sức khéo léo, hướng dẫn, đồng hành cùng con để con nhận ra khuyết điểm, thay cho sự trách mắng hay trừng phạt. Từ đó, trẻ dần dần nhận ra cái hạn chế mà khắc phục.
- Tạo cơ hội thử sức: Cho trẻ thử sức trong sự kiểm soát của cha mẹ là việc làm cần thiết, nhưng người lớn cần biết năng lực của trẻ có hạn nên kết quả khó như mong muốn. Song, có cơ hội thử sức trẻ sẽ chứng tỏ được khả năng của mình đến đâu. Nếu không tâm lý luôn phóng đại, đề cao càng ngày sẽ trở nên thái quá, thậm chí còn ảnh hưởng đến nhân cách sau này.
Lần đầu tiên nghe cậu con trai 13 tuổi khẳng khái tuyên bố, chị Thanh rất mừng về con. Tuy nhiên chị vẫn lo lắng bởi từ trước tới nay con chị chỉ biết nấu nước, cắm nồi cơm điện và chưa bao giờ nấu thức ăn thay mẹ.
Nghe con nói vậy, chị cũng muốn để con có cơ hội thử sức xem sao. Hôm sau chị dậy sớm đi chợ, mua những đồ tươi sống và dặn con chế biến. Cậu con trai phấn khởi, mẹ vừa rời khỏi nhà cậu đã bắt tay vào chuẩn bị bữa ăn trưa “thịnh soạn” do chính tay mình làm. Khi chị Thanh đi làm về, rất ngạc nhiên là cơm nước con trai đã chuẩn bị sẵn sàng. Con trai hí hửng khoe với mẹ và muốn mẹ nếm thử xem sao. Chị thưởng thức những món ăn con trai nấu thì đúng là cơm “dở sống dở chín”, thịt kho thì nhạt, canh thì mặn. Thấy vậy, chị không trách mà động viên con: “Con nấu thế là tốt rồi. Lần sau mẹ hướng dẫn con sẽ làm ngon hơn”. Con chị ngạo nghễ: “Mẹ thấy tay nghề nấu nướng của con có ngang tầm đầu bếp giỏi chưa ạ?”.
Lứa tuổi thiếu niên có bước phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lý, tuy nhiên lại xuất hiện nhiều mâu thuẫn nội tâm, đặc biệt giữa khả năng và hiện thực. Khi muốn được đối xử như người lớn, các em luôn muốn khẳng định mình, nhất là đối với người thân và bạn bè. Tuy nhiên, biểu hiện thường thấy là các em thường có tâm lý “phóng đại” năng lực, thường đánh giá cao hơn khả năng của mình. Điều này biểu hiện dưới dạng “đơn giản hóa” trước việc làm hằng ngày cũng như trong một số việc thất bại. Song, người lớn lại không hiểu được điều này nên họ thường nhìn vào thất bại, ít khi coi trọng những thành công của trẻ dù là rất nhỏ, vì thế một số cha mẹ mắng nhiếc con... Điều đó lại khiến con trẻ tổn thương.
Do vậy, để lứa tuổi này phát triển một cách tự nhiên, đảm bảo cho quá trình phát triển tích cực, các bậc phụ huynh cần chú ý một số điểm sau đây:
- Tôn trọng sự phát triển: Cha mẹ nên hiểu tuổi vị thành niên có sự biến đổi rất mạnh mẽ cả về tâm sinh lý, luôn xuất hiện nhiều mâu thuẫn với chính bản thân. Tâm lý thích được khẳng định, được mọi người thừa nhận, thích phóng đại sự việc mà nhất là phóng đại thành tích, trong khi đó khả năng của trẻ là có hạn. Do vậy, phụ huynh nên xem sự phát triển đó là bình thường, việc phóng đại hay quá đề cao cái tôi sẽ dừng lại khi trẻ từng bước rút ra được kinh nghiệm, bài học khi có sự nhận xét, đánh giá của người lớn.
- Thừa nhận khuyết điểm: Không muốn người khác coi thường nên lúc nào trẻ cũng đề cao bản thân và ít khi phủ định thành quả của mình. Do vậy, cha mẹ nên hết sức khéo léo, hướng dẫn, đồng hành cùng con để con nhận ra khuyết điểm, thay cho sự trách mắng hay trừng phạt. Từ đó, trẻ dần dần nhận ra cái hạn chế mà khắc phục.
- Tạo cơ hội thử sức: Cho trẻ thử sức trong sự kiểm soát của cha mẹ là việc làm cần thiết, nhưng người lớn cần biết năng lực của trẻ có hạn nên kết quả khó như mong muốn. Song, có cơ hội thử sức trẻ sẽ chứng tỏ được khả năng của mình đến đâu. Nếu không tâm lý luôn phóng đại, đề cao càng ngày sẽ trở nên thái quá, thậm chí còn ảnh hưởng đến nhân cách sau này.